15 công thức sữa hạt cho bé tăng cân, mẹ dễ dàng làm tại nhà

admin Thứ sáu, 07/10/2022 16:27 (GMT+7)
Chia sẻ:

Xem nhanh

Ngoài khả năng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, sữa hạt cho bé còn là một loại thức uống an toàn, lành tính đối với sức khỏe. Dưới đây là 15 công thức làm sữa hạt cực đơn giản mà mẹ có thể thêm ngay vào thực đơn hàng ngày của con, giúp con tăng cân và khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu ngay với Richer Milk nhé!

Lợi ích của sữa hạt đối với bé

Sữa hạt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bé như: tăng cường trí não, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của trẻ.

Hỗ trợ trí não của bé phát triển toàn diện

5 năm đầu đời được coi là giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, não của bé có khả năng tăng gấp đôi kích thước trong năm đầu tiên, đạt khoảng 80% kích thước vào năm 3 tuổi và đạt 90% kích thước khi 5 tuổi. 

sữa hạt tốt cho trí não

Do đó, trong giai đoạn này, mẹ nên ưu tiên bổ sung các dưỡng chất tốt nhất để trí não của bé phát triển toàn diện.

Các loại hạt là nguồn cung cấp vitamin B12, riboflavin, đạm và các chất béo tốt omega 3 - 6 - 9 dồi dào. Đây là nguồn dưỡng chất cần thiết để não bé phát triển toàn diện, cải thiện trí thông minh, trí nhớ, kích thích tư duy trong giai đoạn phát triển trí não.

Hỗ trợ hệ tiêu hoá 

Hàm lượng chất xơ trong sữa hạt được ví như một loại prebiotic, có vai trò sản sinh và nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé. Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào giúp cải thiện các vấn đề về táo bón thường gặp của trẻ.
Ngoài ra, một số bé bị dị ứng với lactose - tình trạng không thể tiêu hóa hoàn toàn đường (lactose) trong sữa, dẫn đến các triệu chứng như chướng bụng, tiêu chảy…Lúc này, sữa hạt là một lựa chọn hoàn hảo vì chúng không chứa lactose. Khi cho bé sử dụng loại sữa này, mẹ hoàn toàn có thể an tâm vì sữa không gây ra các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa của trẻ.

Tăng cường sức khỏe thị lực, hạn chế cận thị ở trẻ

Sữa hạt chứa nhiều loại vitamin: vitamin A, vitamin B, vitamin B2, vitamin B12 và các Lutein, Zeaxanthin. 
Đây là các chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Do đó, mẹ có thể thêm sữa hạt vào thực đơn hàng ngày của bé để tăng cường sức khỏe thị lực, hạn chế các vấn đề khúc xạ ở trẻ nhỏ.

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé thoải mái học tập, vui chơi

Trung bình trong 100ml sữa hạt có chứa 15g chất đạm, 30g chất béo, đáp ứng khoảng 20% năng lượng để cơ thể hoạt động. 
Đặc biệt, một số loại hạt như hạt điều, hạt hạnh nhân có khả năng cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng nhất cho cơ thể: đạm - bột - chất béo có lợi - vitamin và các khoáng chất. 
Do đó, mẹ chỉ cần cho bé sử dụng một ly sữa hạt, kết hợp với các nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác là có thể đáp ứng đủ năng lượng để bé vui chơi cả ngày dài.

Khi nào thì nên cho trẻ sử dụng sữa hạt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ có thể cho bé làm quen với sữa hạt từ thời điểm bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn phát triển có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, do đó, mẹ cần lưu ý điều này để bổ sung liều lượng và tần suất sử dụng một cách hợp lý.

Trẻ từ 6 tháng tuổi - 1 tuổi

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ ở giai đoạn 6 tháng tuổi có cân nặng tăng gấp đôi so với lúc mới sinh, đến giai đoạn 12 tháng tuổi, cân nặng của trẻ tăng gấp 3 so với lúc mới sinh và tốc độ tăng sẽ chậm dần cho tới khi trưởng thành. 
Do đó, giai đoạn từ 6 tháng - 1 tuổi, mẹ cần xây dựng cho bé chế độ dinh dưỡng toàn diện nhất.
Đối với sữa hạt cho bé nói chung và nguồn đạm từ thực vật nói riêng, các mẹ chỉ nên sử dụng như một thực phẩm bổ sung với tần suất sử dụng từ 2 – 3 ly mỗi tuần. Lý do là vì khi ăn nhiều đạm thực vật, cơ thể sẽ không tổng hợp được các protein cần thiết, gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ.
Ngoài ra, nếu mẹ sử dụng trong thời gian dài hoặc thay thế hoàn toàn sữa công thức bằng sữa hạt, điều này sẽ làm cho bé có nguy cơ bị thiếu máu, còi xương, ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. 

Khi bé lớn hơn 1 tuổi

Khi bé bước sang giai đoạn này, não cần rất nhiều chất béo tốt để phát triển. 

sữa hạt cho bé trên một tuổi
Mẹ có thể cho bé dùng các loại sữa hạt có nguồn gốc từ hạt cứng như: hạnh nhân, sữa óc chó, sữa hạt điều, sữa hạt macca,...Đây là những loại hạt chứa nhiều chất béo lành mạnh, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ.
Ở giai đoạn này, mẹ nên cho bé sử dụng nhiều loại hạt để đa dạng dinh dưỡng và bổ sung các dưỡng chất còn thiếu từ sữa 

15 công thức tự làm sữa hạt giàu dinh dưỡng tại nhà cho bé

Dưới đây là 15 cách làm sữa hạt cho bé được Richer Milk tổng hợp từ lời khuyên của chuyên gia. Nếu mẹ nào còn đang phân vân, không biết nên cho bé sử dụng loại sữa hạt nào để tăng cân, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng thì tham khảo ngay nhé!

Sữa hạt macca

sữa hạt macca

Khoa học đã chứng minh tác dụng của sữa hạt macca đối với sự phát triển toàn diện của trẻ: phát triển trí não, hỗ trợ và hoàn thiện hệ tiêu hóa, xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. 
Do đó, mẹ có thể thêm loại sữa hạt này vào thực đơn của bé để xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân đối.
Nguyên liệu
Hạt macca: 160g
Nước: 1 lít 
Đường phèn: 20g
Các bước thực hiện
Bước 1: Hạt macca tách vỏ rồi đem rửa sạch.
Bước 2: Ngâm hạt macca trong 2h - 3h để hạt mềm ra.
Bước 3: Hấp hạt macca trên bếp cho đến khi hạt chín mềm.
Bước 4: Đun 1l nước sôi, để ấm, sau đó, cho hạt macca đã hấp và đường phèn vào xay cho đến khi hạt nhuyễn.
Bước 5: Dùng rây/khăn để lọc bã sau khi lọc. Vậy là đã hoàn thành xong món sữa hạt macca giàu dinh dưỡng.

Sữa hạt sen

Trong đông y, hạt sen có tính mát giúp thanh nhiệt cơ thể. Khẩu phần ăn có thêm sữa hạt sen mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé như: ngủ ngon và sâu hơn, hệ xương khớp phát triển tốt hơn.
Để nấu được mẻ sữa hạt sen thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho bé, mẹ nên chọn mua loại hạt sen vẫn còn vỏ ngoài để tránh hạt bị ngâm nước nhé!

sữa hạt sen
Nguyên liệu
Đậu xanh: 200g
Hạt sen tươi: 200g
Nước: 1 lít
Sữa tươi: 100ml
Đường: 50g
Các bước thực hiện
Bước 1: Loại bỏ tim sen để sữa không bị đắng, rửa sạch và ngâm với nước muối  trong vòng 5 – 10 phút.
Bước 2: Đậu xanh rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng từ 4 – 5 giờ để đậu mềm. 
Bước 3: Cho 1 lít nước, hạt sen và đậu xanh vào nồi nấu đến khi hạt chín mềm
Bước 4: Cho tiếp hỗn hợp trên vào xay nhuyễn, sau đó thêm sữa tươi và đường cát vào là xong

Sữa yến mạch, chuối

Yến mạch chứa nhiều chất giàu dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, protein và vitamin. Đây là loại ngũ cốc tuyệt vời dành cho những trẻ bắt đầu ăn dặm. 
Trong khi đó, chuối là nguồn thực phẩm rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ tiêu hóa của trẻ. Sự kết hợp của yến mạch và chuối sẽ mang tới một thức uống thơm ngon, dễ uống và giàu chất dinh dưỡng cho bé.
Nguyên liệu
Yến mạch: 100g
Mật ong: 2 thìa
Chuối: 2 quả
Vani: 1 chiết xuất 20ml
Các bước thực hiện
Bước 1: Yến mạch ngâm trong 15 phút với nước ấm (khoảng 70 độ C) để hạt mềm ra, sau đó, rửa yến mạch với nước sạch cho đến khi hết nhớt. Chuối cắt thành từng khúc nhỏ.
Bước 2: Cho yến mạch và chuối vào cối xay, thêm 800ml nước và xay hỗn hợp đến khi nhuyễn mịn
Bước 3: Sử dụng túi lọc để lọc sạch phần bã 
Bước 4: Đổ hỗn hợp sữa vào nồi, thêm 1 thìa cà phê tinh chất vani, 2 thìa cà phê mật ong, và khuấy đều trên ngọn lửa nhỏ. Đun đến khi hỗn hợp sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp

Sữa yến mạch, óc chó

Óc chó giúp tăng vị giác, ngăn ngừa các bệnh mãn tính và thúc đẩy phát triển trí não….
Việc kết hợp yến mạch với óc chó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho hệ tiêu hóa và hiệu quả dinh dưỡng cao.

Nguyên liệu
Nhân hạt óc chó: 100g
Yến mạch cán dẹt: 40g
Nước lọc: 1l
Quả chà là/Đường tùy khẩu vị
Các bước thực hiện
Bước 1: Quả óc chó rửa sạch, ngâm từ 4 - 8 tiếng trong hộp kín và để trong ngăn mát tủ lạnh, việc này sẽ giúp bạn tận dụng nước ngâm để xay hạt luôn.
Bước 2: Yến mạch ngâm với nước khoảng 10 phút cho mềm, sau đó vớt ra để ráo.
Bước 3: Bóc da quả óc chó (mặc dù da quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên có vị đắng và khiến màu sữa sau khi làm có màu không đẹp).
Bước 4: Đem hạt óc chó, yến mạch, nước và quả chà là bỏ vào máy xay nhuyễn.
Bước 5: Dùng túi lọc để lọc lấy phần sữa hạt.
Bước 6: Đun sữa đã lọc trên lửa nhỏ và khuấy đều tay, đến khi sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp.

Sữa hạt sen macca bí đỏ

Nguyên liệu
Hạt macca: 100g
Bí đỏ: 50g
Nước lọc ấm: 1 lít
Đường phèn

Các bước thực hiện
Bước 1: Tách vỏ macca để lấy phần nhân bên trong. Ngâm hạt macca với nước khoảng 4 tiếng.
Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt rồi cắt thành các miếng nhỏ.
Bước 3: Cho hạt macca và nước vào máy xay và xay nhuyễn.
Bước 4: Đun bí đỏ đến khi chín mềm thì cho lửa nhỏ, thêm hạt macca đã xay nhuyễn vào, khuấy đều tay. Mẹ có thể thêm đường vào hoặc không, tùy vào khẩu vị của bé.
Bước 5: Dùng rây để lọc lấy phần sữa.

Sữa hạt dẻ

Cứ 100g hạt dẻ chứa đến 8,1g chất xơ, do đó, sữa hạt dẻ là loại sữa hạt chứa lượng chất xơ dồi dào. Đặc biệt, loại chất xơ không hòa tan trong hạt dẻ kích thích nhu động ruột hoạt động, giúp giảm nguy cơ táo bón và ngăn chặn các bệnh đường ruột thường gặp ở trẻ.

sữa hạt dẻ

Nguyên liệu
Hạt dẻ chín: 350g
Kem sữa tươi: 100ml
Nước lạnh: 900ml
Đường: 100g
Vani: 1/2 muỗng cà phê
Muối 1 ít
Các bước thực hiện
Bước 1: Loại bỏ phần vỏ ngoài và lớp vỏ lụa của hạt điều vì lớp vỏ ngoài sẽ khiến cho sữa có vị chát
Bước 2: Ngâm hạt dẻ với nước lạnh trong khoảng 5 tiếng để tăng độ béo của hạt, sau đó, mang hạt dẻ rửa sạch với nước. Bạn không nên ngâm quá thời gian bên trên vì có thể khiến hạt bị chua
Bước 3: Cho hạt dẻ với nước vào máy xay và xay nhuyễn
Bước 3: Sử dụng rây để lọc hỗn hợp vừa xay
Bước 4: Đun phần sữa vừa lọc với 1/2 muỗng cà phê vani, 100gr đường và 1 ít muối, khuấy đều cho đến khi sữa sôi lăn tăn là được.

Sữa hạt hạnh nhân

Sữa hạnh nhân có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ một cách đáng kể, vì trong loại sữa hạt này có các chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ độc tố của cơ thể. 
Ngoài ra, trong hạt hạnh nhân còn chứa hai loại dưỡng chất đặc biệt là L-carnitine và Riboflavin (Vitamin B2), giúp trí não của bé phát triển một cách toàn diện.

Nguyên liệu
Hạt hạnh nhân: 120g
Nước ấm: 1000ml
1 chút muối hồng
Chà là: 3 - 4 quả

Các bước thực hiện
Bước 1: Ngâm hạt hạnh nhân với nước trong khoảng 8 - 12 tiếng, sau đó, tiến hành bóc lớp vỏ lụa bên ngoài để sữa có màu đẹp hơn và không bị chát.
Bước 2: Cho hạt hạnh nhân, nước và quả chà là vào máy xay sinh tố, xay thật kỹ cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
Bước 3: Dùng túi vải để lọc sữa.
Bước 4: Nấu sữa (tùy chọn): Sữa hạt hạnh nhân có thể uống trực tiếp mà không cần nấu. Tuy nhiên, đối với các bé có hệ tiêu hóa còn non nớt, bạn nên nấu sữa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn 
Nấu sữa với ngọn lửa nhỏ trên bếp. Bỏ thêm một chút muối hồng và khuấy đều cho đến khi sữa sôi thì tắt bếp.

Sữa hạt óc chó mè đen

Hàm lượng canxi và sắt trong hạt mè đen thuộc hàng bậc nhất trong mọi loại thực phẩm, gấp 10 lần sữa bò (trong 100g mè đen chứa 1200mg canxi, trong khi trong 100g sữa bò chỉ chứa 116mg canxi). 
Sữa hạt mè đen óc chó là loại sữa hạt gấp đôi lượng canxi. Đây là yếu tố thúc đẩy sự phát triển xương và não bộ ở trẻ nhỏ một cách tốt nhất. 

Nguyên liệu
Hạt óc chó: 70g 
Mè đen: 30g 
Đường, muối
Các bước thực hiện
Bước 1: Ngâm hạt óc chó (đã tách vỏ) với nước sạch trong 4 tiếng. Mè đen rửa sạch với nước và để ráo
Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay và xay cho tới khi hỗn hợp nhuyễn mịn
Bước 3: Dùng rây lọc lấy sữa, bỏ bã.
Bước 4: Đun hỗn hợp với lửa nhỏ. Nếu bạn thích uống ngọt thì có thể cho thêm đường ở bước này. Khuấy đều cho đến khi sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp.

Sữa hạt sen, đậu xanh

Sữa hạt sen, đậu xanh được coi là thực phẩm “vàng” cho sức khỏe của bé khi cung cấp lượng vitamin A, canxi và sắt dồi dào, giúp cho hệ xương của bé được phát triển khỏe mạnh, phòng chống nguy cơ thiếu máu ở trẻ.
Trong khi đó, hạt sen có tính mát, thanh nhiệt cơ thể và giúp trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.

sữa hạt sen đậu xanh

Nguyên liệu
Đậu xanh cà vỏ: 100g
Hạt sen tươi: 100g
Đường: 2 muỗng canh
Các bước thực hiện
Bước 1: Loại bỏ phần tim sen của hạt sen, sau đó, rửa sạch và để ráo. Đậu xanh cũng vo sạch với nước và để ráo.
Bước 2: Cho hạt sen, đậu xanh vào nồi đun với lửa vừa. Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ và nấu thêm 30 phút cho đến khi hạt mềm bung nở thì bạn cho 2 muỗng canh đường vào khuấy tan.
Bước 3: Sau đó, cho phần hạt sen và đậu xanh vào máy xay, xay cùng 500 ml nước
Bước 4: Dùng rây để lọc kỹ phần cặn, đảm bảo phần sữa không bị lợn cợn. 

Sữa hạt sen bí đỏ

sữa hạt sen bí đỏ

Nguyên liệu
Bí đỏ: 200g
Hạt sen: 100g
Sữa đặc: 2 muỗng canh
Các bước thực hiện
Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, loại bỏ phần ruột và phần hạt. Sau đó, mẹ cắt bí đỏ thành từng miếng nhỏ, mang đi rửa sạch với nước và để ráo
Bước 2: Ngâm hạt sen với nước ấm trong 20 phút để hạt sen nở mềm, sau đó, tách bỏ tim sen để sữa không bị đắng
Bước 3: Bạn cho 500ml nước lọc, bí đỏ và hạt sen vào đun cùng lửa lớn. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 30 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Thêm bí đỏ, hạt sen đã ninh và 2 chén nước lọc vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn
Bước 5: Dùng rây để lọc sạch cặn và thu lấy phần sữa.

Sữa đậu đỏ

Sữa đậu đỏ chứa nhiều vitamin như B1, B6, C, E, K,... có tác dụng tăng cường thể lực, cải thiện sức đề kháng giúp tăng khả năng chống lại bệnh tật. 
Đặc biệt vitamin B1 trong sữa đậu đỏ giúp bé cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn từ thực phẩm dung nạp.

Nguyên liệu
Bí đỏ: 200g
Hạt sen tươi: 100g
Một ít lá dứa 
Sữa đặc: 1 muỗng canh
Đường phèn: 2 muỗng canh
Các bước thực hiện
Bước 1: Bạn nên chọn bí đỏ già để sữa nấu xong có mùi thơm hơn nhé. Bí đỏ rửa sạch, loại bỏ vỏ và phần hạt, sau đó, cắt bí thành từng miếng nhỏ.
Bước 2: Hạt sen và lá dứa rửa sạch. Sau đó, bạn loại bỏ phần tim sen, sau đó, ngâm với nước ấm trong khoảng 10 phút để hạt mềm hơn
Bước 3: Cho bí đỏ và hạt sen vào nấu cùng với 500ml nước. Ở bước này bạn nên nấu với ngọn lửa vừa. Sau 5 phút phần nước trong nồi đã sôi thì hạ nhỏ lửa, mở hé nắp để nước không bị trào ra ngoài. Nấu thêm 15 phút đến khi các nguyên liệu chín nhừ thì tắt bếp
Bước 4: Vớt hạt sen, bí đỏ cho vào máy xay, xay cùng một chút nước luộc cho đến khi hỗn hợp nguyễn mịn
Bước 5: Cho hết phần nước trong nồi luộc vào, xay cùng các nguyên liệu khác
Bước 6: Dùng rây lọc kỹ để thu được phần sữa hạt sánh mịn
Bước 7: Bắc nồi nước bí đỏ hạt sen lên bếp, cho vào đó hết phần đường phèn, sữa đặc và lá dứa vào.
Bước 8: Đun hỗn hợp với lửa vừa, khuấy thường xuyên để sữa bí đỏ hạt sen không bị khét ở dưới đáy nồi. Nấu đến khi đường tan, sữa bí đỏ hạt sen sôi lăn tăn thì tắt bếp.

Sữa khoai lang tím

Sữa khoai lang tím là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, giúp hệ xương của bé luôn chắc khỏe và bé phát triển cao lớn hơn. 
Bổ sung sữa khoai lang vào thực đơn cũng là phương pháp hữu hiệu để tăng cường năng lượng và ngăn chặn các bệnh lý thiếu hụt vitamin D như: Còi xương, vàng da cho bé.

sữa khoai lang tím
Nguyên liệu
Khoai lang tím: 400 - 450g
Nước: 1 - 1,2 lít 
Sữa tươi: 220ml
Sữa đặc: 2/3 hộp
Lá dứa: 2 lá
Các bước thực hiện
Bước 1: Khoai lang tím rửa sạch, gọt vỏ và hấp chín.
Bước 2: Xay nhuyễn khoai lang tím với nước lọc, dùng rây để lọc kỹ phần bã.
Bước 3: Đun hỗn hợp sữa thu được với 220ml sữa tươi, 2/3 hộp sữa đặc, lá dứa. Đun nóng trong khoảng 6-8 phút cho đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn thì tắt bếp.

Sữa hạt macca yến mạch

Nguyên liệu
Yến mạch: 100 gram 
Macca tách vỏ: 20 hạt 
Nước 
Đường (tùy khẩu vị)
Các bước thực hiện
Bước 1: Ngâm hạt macca và yến mạch với nước. Đối với hạt macca, các mẹ nên ngâm khoảng 4 tiếng; đối với yến mạch chỉ cần ngâm trong khoảng 2 tiếng. Sau đó, mang các nguyên liệu đi rửa sạch
Bước 2: Cho hạt macca, yến mạch vào máy xay cùng với một chút nước, tiến hành xay nhuyễn và mịn
Bước 3: Dùng rây/túi lọc để lọc sạch bã trong hỗn hợp sữa hạt macca yến mạch, chắt lấy nước và đem đun sôi nhé. Trong quá trình đun, mẹ có thể gia giảm lượng đường phù hợp với khẩu vị của bé.

Sữa gạo lứt và hạt óc chó

Sữa gạo lứt, óc chó chứa các axit béo cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất và trí não của bé. Ngoài ra, với lượng chất xơ dồi dào, thức uống này còn giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón một cách đáng kể. 
Nguyên liệu
Gạo lứt: 20g
Óc chó: 10 hạt
Nước: 1 lít
Đường/ Muối 1 ít
Các bước thực hiện
Bước 1: Cho gạo vào chảo rang cho tới khi hạt nở và có mùi thơm.
Bước 2: Đun sôi 0,5l – 0,7l nước sau đó đổ phần gạo đã rang vào nồi khuấy đều và đun nhỏ lửa đến khi hạt gạo chín nhừ, sau đó mở vung để nguội.
Bước 3: Hạt óc chó rang thơm, ngâm với 300ml nước ấm trong 10-15 phút rồi mang đi xay nhuyễn.
Bước 4: Sau khi nồi gạo lứt còn âm thì cho vào máy xay xay nhuyễn, sau đó, dùng rây để bỏ phần bã.
Bước 5: Cho nước gạo lứt đã lọc + nước hạt óc chó xay nhuyễn vào nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi lăn tăn (chú ý không được để sôi hẳn) và cho vài thìa đường thốt nốt vào khuấy đều.
Bước 6: Để nồi nước sữa vừa nấu nguội và lọc qua rây là thu được sữa gạo lứt óc chó.

Sữa hạnh nhân, yến mạch

Nguyên liệu
Yến mạch: 60g
Hạnh nhân: 40g
Đường: 30g

Các bước thực hiện
Bước 1: Ngâm hạnh nhân với nước lạnh trong 6 - 8 tiếng. Sau đó, tách vỏ lấy hạt và rửa lại với nước lọc.
Bước 2: Yến mạch ngâm với nước lạnh trong khoảng 2 tiếng, sau đó, rửa sạch lại với nước.
Bước 3: Cho hạnh nhân, yến mạch, 1,5 lít nước lọc và xíu muối vào máy xay xay nhuyễn.
Bước 4: Dùng rây lọc lấy sữa và bỏ phần xác.
Bước 5: Đun hỗn hợp với lửa vừa trong khoảng 15 phút thì tắt bếp. Nếu bé uống ngọt thì bạn có thể cho thêm đường vào và khuấy đều cho đến khi sữa sôi.

Một số điều cần lưu ý khi cho trẻ dùng sữa hạt

Mặc dù sữa hạt được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là an toàn và lành tính, tuy nhiên, các mẹ vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau để đạt được hiệu quả tốt nhất khi cho bé sử dụng sữa hạt.

 

Mẹ nên tìm hiểu xem trẻ có bị dị ứng với sữa hạt không?

Trước khi cho trẻ uống bất cứ loại sữa hạt nào, mẹ cũng nên tìm hiểu xem trẻ có bị dị ứng với các thành phần có trong loại hạt đó không. 
Nếu người thân của bé bị dị ứng với các loại hạt này thì tốt nhất nên tránh xa hoặc tham khảo bác sĩ nhi khoa trước khi thêm nó vào thực đơn cho trẻ. 
Khi mới cho bé uống sữa hạt, mẹ chỉ nên dùng các loại hạt lành tính, hầu như không gây dị ứng như: kê, yến mạch, gạo, đậu xanh,…Cho bé tập làm quen dần với lượng ít ban đầu, rồi tăng lên dần. Các mẹ nhớ theo dõi xem bé thích vị sữa nào và xem bụng dạ bé phản ứng ra sao, có bị dị ứng không nha.

Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng sữa hạt

Đối giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất vì trong sữa mẹ có đủ nǎng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. 
Do đó, các bác sĩ khuyến nghị bé dưới 6 tháng tuổi không nên dùng sữa hạt, nếu có chỉ cho bé dùng 1 lượng rất nhỏ tính từ tháng thứ 5 trở đi.

Lựa chọn thời điểm uống sữa phù hợp

Ngoài chất lượng của các loại sữa hạt, việc mẹ chọn thời điểm cho bé sử dụng sữa cũng vô cùng quan trọng. Khi mẹ cho bé sử dụng sữa một cách đúng đủ đều, cơ thể của bé sẽ hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất. 

sữa hạt cho bé giàu dinh dưỡng

Dưới đây là một số thời điểm mà các chuyên gia dinh dưỡng mẹ có thể cho bé sử dụng sữa hạt:

  • Cho bé uống sữa hạt vào buổi sáng: Chất xơ trong sữa hạt sẽ giúp bé no lâu, ngoài ra, các dưỡng chất trong sữa hạt là nguồn cung cấp năng lượng cho cả ngày dài để bé thoải mái vui chơi, học tập và sáng tạo. 
  • Cho bé sử dụng sữa hạt vào các bữa phụ: Các hoạt động vui chơi, học tập khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng, do đó, mẹ có thể bổ sung sữa hạt hoặc một số hoa quả để bổ sung ngay nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời, hạn chế những đồ ăn vặt không lành mạnh như: các loại kẹo, nước ngọt có ga,...
  • Buổi tối trước khi đi ngủ: Các vitamin và khoáng chất có trong sữa hạt sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, trước khi ngủ là thời điểm giúp bé hấp thụ canxi tốt nhất, giúp hỗ trợ phát triển chiều cao của trẻ.

Trên đây là tổng hợp 15 công thức sữa hạt dinh dưỡng giúp bé tăng cân, tăng sức đề kháng mà các mẹ có thể thêm vào thực đơn mỗi ngày của các bé.Richer Milk hy vọng rằng, với những thông tin bên trên, mẹ đã có thêm những kiến thức về sữa hạt cho bé và tìm được loại sữa phù hợp nhất với khẩu vị của bé.

Xem thêm:

Sữa thực vật cho bé - Tất tần tật những điều mẹ cần lưu ý

+ 11+ Cách làm sữa hạt điều thơm ngon, ngất ngây từ A đến Z

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm