Đừng sử dụng sữa thực vật khi chưa biết những điều này

admin Thứ sáu, 07/10/2022 21:38 (GMT+7)
Chia sẻ:

Xem nhanh

Sữa thực vật là dòng sản phẩm không còn quá mới mẻ trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa thật sự hiểu rõ khái niệm và những lợi ích mà loại sữa này mang lại. Cùng Richer Milk “giải mã” những thông tin về loại sữa này nhé!

Sữa thực vật là gì? Các loại sữa có nguồn gốc thực vật trên thị trường

Sữa thực vật là loại sữa được chế biến từ các nguyên liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật.


Hiện nay, các chuyên gia dinh dưỡng chia sữa thực vật thành 4 nhóm chính: 

  • Sữa làm từ các loại ngũ cốc: Lúa mạch, fonio, ngô, kê, yến mạch, gạo, lúa mạch đen, lúa mì,...
  • Sữa làm từ các loại hạt: Hạnh nhân, brazil, hạt điều, quả phỉ, hạt mắc ca, hồ đào, quả hồ trăn, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, hạt gai dầu, hạt bí ngô, hạt mè, hạt hướng dương
  • Sữa làm từ các loại đậu: Lupin, đậu Hà Lan, đậu phộng, đậu nành
  • Sữa làm từ các loại gạo: gạo lứt, gạo nguyên cám,...

Ngoài ra, để gia tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng mà các loại sữa thực vật mang lại, nhiều người đã kết hợp đa dạng các loại hạt, ngũ cốc, đậu và gạo để chế biến nhiều loại sữa khác nhau: sữa hạnh nhân và dừa, sữa hạnh nhân và hạt điều, sữa hạt điều bí ngô,...

Lý do khiến các loại sữa thực vật được nhiều người ưa chuộng 

Sữa thực vật có sự đa dạng về sản phẩm

Đối với các loại sữa có nguồn gốc từ động vật, bạn chỉ có thể lựa chọn một số sản phẩm phổ biến như: sữa bò, sữa dê. 
Tuy nhiên, đối với sữa đạm thực vật, ngày càng có nhiều nguyên liệu mới được nghiên cứu nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng. Hạt điều, hạnh nhân, óc chó, đậu nành, yến mạch, đậu đỏ, gạo lứt...là các nguyên liệu thường được sử dụng để chế biến các sản phẩm sữa có nguồn gốc từ thực vật. 
Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các nguyên liệu này tại các siêu thị, các chợ dân cư,...và tự chế biến tại nhà. Tuy nhiên, đối với những người bận rộn, các sản phẩm sữa uống liền sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo, vừa đảm bảo tính tiện lợi và vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu

Sữa thực vật phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật có thành phần dinh dưỡng lý tưởng, với lượng chất đạm và axit omega 3-6-9 cao, nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, nhưng lượng chất bột đường (carb) chỉ từ 15-45% (thấp hơn trong ngũ cốc).

sữa thực vật giàu dinh dưỡng
Nguồn đạm từ các loại sữa thực vật là lựa chọn hoàn hảo để thay thế nguồn đạm từ động vật, đặc biệt là đạm từ các loại thịt đỏ, từ đó giúp bạn có một chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Ngoài ra, việc tiêu thụ các chất béo lành mạnh có trong sữa có nguồn gốc từ thực vật khiến bạn no lâu hơn, hạn chế tiêu thụ các đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe.

Sữa có nguồn gốc thực vật ảnh hưởng tích cực đến môi trường

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Oxford, để có được 1 lít sữa thành phẩm, các trang trại bò sữa cần diện tích đất nông nghiệp lớn hơn gấp 9 lần so với các loại sữa được sản xuất từ các loại cây trồng.

Loại sữa (1 lít)

Diện tích đất cần sử dụng (m2)

Sữa bò

8.9

Sữa yến mạch

0.9

Đậu nành

0.7

Hạnh nhân

0.5

Hạt điều

0.3

Diện tích đất cần sử dụng (m2) để sản xuất 1 lít sữa 
Lượng nước cần sử dụng cũng có sự chênh lệch đáng kể: cần đến 628 lít nước cho mỗi lít sữa bò, loại hạt cần nhiều nước nhất trong canh tác là hạnh nhân cũng chỉ cần tới 371 lít, gạo cần 270 lít, yến mạch cần 48 lít còn đậu nành chỉ cần 28 lít.

Các loại sữa có nguồn gốc thực vật phổ biến nhất hiện nay

Hạt điều, hạnh nhân, yến mạch, đậu nành và gạo là các nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất để chế biến các loại sữa thực vật trên thị trường.

Sữa hạt điều

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, sữa hạt điều được coi là một trong số những sữa thực vật đáp ứng dinh dưỡng tổng thể nhất. 
Cụ thể, sữa hạt điều cung cấp bộ 3 axit béo lành mạnh cho cơ thể: omega 3 - 6 - 9, giúp hạn chế các bệnh về tim mạch và huyết áp ở người cao tuổi.

Các chất chống oxy hóa, vitamin E và đồng (Cu) có trong sữa hạt điều là yếu tố thúc đẩy da sản sinh collagen và elastin - 2 dưỡng chất “vàng” giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa da ở phụ nữ, mang lại sự mịn màng tươi trẻ cho làn da.

Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất dồi dào, đặc biệt là Vitamin E. Do đó, sử dụng loại sữa đạm thực vật này giúp cơ thể sản sinh các tế bào, chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa suy giảm nhận thức.

Sữa yến mạch

Sữa yến mạch rất giàu Beta Glucans - chất xơ giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giữ mức cholesterol trong tầm kiểm soát, giảm đáng kể mức cholesterol LDL (có hại). 

sữa yến mạch
Ngoài ra, sữa yến mạch bổ sung canxi và vitamin D, hai chất dinh dưỡng thiết yếu giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe. 

Sữa gạo

Sữa gạo có chứa hàm lượng Carbohydrate dồi dào. Do đó, loại sữa thực vật này là nguồn dưỡng chất rất tốt để tăng cường năng lượng cho cơ thể, đặc biệt đối với những người thường xuyên chơi thể thao, người lao động chân tay nhiều, người mới ốm dậy, chán ăn.
Inositol - 1 thành phần chiếm tỷ lệ cao trong sữa gạo, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Sữa đậu nành

Theo nhiều chuyên gia, hàm lượng protein có trong sữa đậu nành cao tương đương sữa bò. Protein trong đậu nành cũng được coi là “hoàn hảo” do chứa tất cả các loại acid amin thiết yếu cho cơ thể.

sữa đậu nành
Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều sữa đậu nành có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe như: tăng nguy cơ ung thư vú, …Do đó, bạn chỉ nên sử dụng không quá 250ml sữa đậu nành mỗi ngày để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe 

 

Với các ưu điểm nổi bật như: nguồn nguyên liệu lành tính, hương vị thơm ngon, dễ uống và mang lại giá trị dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, các loại sữa thực vật đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người để thay thế sữa động vật. 

Xem thêm: 

+ Sữa thực vật hữu cơ và những thông tin chưa bao giờ được tiết lộ

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm