Bật mí 6 kinh nghiệm làm sữa hạt

admin Thứ hai, 17/10/2022 23:20 (GMT+7)
Chia sẻ:

Xem nhanh

 

Sữa hạt được nhiều người đánh giá là một thức uống thơm ngon, giàu dinh dưỡng và dễ làm tại nhà. Tuy nhiên, nhiều người làm sữa hạt lần đầu khó tránh khỏi một số sai sót trong quá trình làm. Do đó, Richer Milk đã tổng hợp 6 kinh nghiệm làm sữa hạt mà bạn nhất định không thể bỏ qua khi bắt tay làm. Cùng khám phá nhé!

Nên ngâm hạt trước khi nấu sữa hạt

  • Trong các loại hạt chứa nhiều chất ức chế enzym và axit phytic - một loại axit có khả năng kết hợp với các khoáng chất như: đồng, sắt, canxi, magie và kẽm trong đường ruột, từ đó,  làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Điều này có thể gây ra thiếu hụt chất dinh dưỡng và kích ứng tiêu hóa đối với một số người (đầy hơi, chạy nhảy, đau bụng dưới, chuột rút, v.v.)

  • Do đó, một nguyên tắc mà bạn không thể bỏ qua khi nấu sữa hạt chính là ngâm hạt. Một lượng lớn axit phytic trong hạt sẽ được vô hiệu hóa bởi các sinh vật hữu ích, enzyme, lactobacillus. 

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm hạt trong nước ấm để tạo điều kiện cho các enzym có lợi phát triển. Hoạt động của các enzym này cũng làm tăng số lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm B. Trong quá trình ngâm và lên men, protein chứa trong các loại hạt cũng được chia nhỏ thành các thành phần đơn giản, giúp bạn hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn.

kinh nghiệm làm sữa hạt bạn không nên bỏ qua

  • Bạn không nên ngâm chung các hạt với nhau vì mỗi loại hạt có thời gian ngâm hoàn toàn khác nhau.

  • Khi ngâm hạt nên đổ nhiều nước. Vì trong quá trình ngâm, hạt sẽ nở ra nên việc đổ nhiều nước sẽ giúp hạt luôn được bảo phủ bởi nước.
    Nước ngâm hạt nên được thay 1 - 2 lần. Bạn tuyệt đối không sử dụng nước này để nấu sữa hạt vì trong nước chứa các chất ức chế enzym và axit phytic 

  • Nên ngâm hạt với hỗn hợp nước muối pha loãng; nước ấm hòa với chút nước chanh hoặc giấm . Việc này vừa giúp giảm đáng kể thời gian đun nấu lại vừa giúp hương vị của các loại hạt tuyệt vời hơn đấy.

  • Những loại hạt có thời gian ngâm lâu ( từ 6 tiếng trở lên) thì nên để ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian.

Chú ý cách bảo quản sữa hạt

  • Bạn nên dùng sữa trong ngày để thưởng thức trọn vẹn hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng từ các loại hạt.

  • Sau khi nấu xong, bạn nên để sữa nguội hẳn rồi mới đóng nắp chai và cất trữ trong ngăn mát tủ lạnh.  Vì nếu đóng nắp khi còn nóng, sữa sẽ bị bí hơi và nhanh hỏng.

  • Nếu để sữa ở ngoài sẽ khiến sữa nhanh hỏng vì ở nhiệt độ phòng dễ khiến cho sữa bị vi khuẩn xâm nhập và làm sữa mau chua hơn.

Bạn cần chọn nguyên liệu một cách kỹ lưỡng 

  • Bạn nên lựa chọn hạt thô còn chứa lớp vỏ lụa để làm sữa hạt. Điều này không những giúp quá trình cất trữ hạt được lâu hơn mà còn giúp ly sữa hạt của bạn giàu dinh dưỡng nhất có thể.

hạt điều là nguyên liệu tuyệt vời để làm sữa hạt

  • Tuyệt đối không được sử dụng những loại hạt có dấu hiệu mốc hỏng. Các loại hạt mốc chứa rất nhiều loại nấm độc hại, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Nên tạo ngọt bằng các thực phẩm tự nhiên

Trong quá trình nấu sữa hạt, bạn có thể thử thay thế đường trắng bằng những chất tạo ngọt tự nhiên sau đây: 

  • Quả chà cung cấp nhiều chất chống oxy hoá như: Flavonoid, Carotenoids, Axit phenolic. Đây đều là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm viêm,  giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer và một số loại ung thư khác.

  • Đường thốt nốt: Trong đường thốt nốt có hàm lượng sắt khá cao. Do đó, tiêu thụ đường thốt nốt thường xuyên sẽ giúp cải thiện và gia tăng huyết sắc tố và điều trị tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

  • Mạch nha: Mạch nha làm từ mầm thóc chứa các chất men mà cơ thể con người dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, mạch nha còn tăng cường khả năng tiêu hóa các chất tinh bột; có tác dụng bồi bổ rất tốt cho những người ăn uống khó tiêu. Mạch nha còn là thực phẩm cung cấp các vitamin B, C dồi dào.

  • Mật ong: Mật ong có chỉ số đường huyết thấp hơn đường mía và có khả năng giữ lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định. Do đó, người bệnh đái tháo đường được khuyến khích sử dụng mật ong thay cho đường phụ gia thông thường để ổn định đường huyết

Phân loại các loại hạt trước khi nấu

Mỗi loại hạt có một đặc tính khác nhau. Do đó, việc phân loại này là bước khởi đầu quan trọng, giúp bạn dễ dàng kết hợp những loại hạt với nhau trong quá trình chế biến sữa hạt.

  • Các loại hạt có thể uống liền mà không cần nấu: yến mạch, hạnh nhân, óc chó, kỷ tử, hạt điều, hạt thông, mè (đã rang chín), macca, hạt bí…

  • Các loại hạt cần nấu: Các loại hạt dòng họ đậu như đậu đen, xanh, đỏ, tương, gà, lăng,… kê, lạc, mè (nếu chưa rang), hạt sen, các loại khoai, củ từ,….

Bạn cũng cần lưu ý phân loại các loại hạt theo tính chất để kết hợp đúng nhất tạo vị ngon:

  • Hạt tạo bột (độ sánh, sền sệt): đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen xanh lòng, đậu gà, đậu lăng, yến mạch, hạt sen, bắp, bí đỏ, kiều mạch, diêm mạch, kiều mạch,…

  • Hạt tạo béo: đậu nành, mè đen, mè nâu, hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macca, đậu phộng, hạt hướng dương,...

Nguyên tắc kết hợp các loại hạt khi làm sữa hạt

Cách làm sữa hạt sẽ thơm ngon khi bạn biết chọn lựa và kết hợp các loại hạt với nhau, cụ thể:

Nhóm 1: Kết hợp các loại hạt không cần nấu chín với nhau. Ví dụ: yến mạch - mè đen, óc chó - mè đen, hạt điều - hạt bí, hạnh nhân - mè,.... 

Nhóm 2: Kết hợp hạt cần được nấu chín với nhau. Ví dụ: gạo lứt - hạt sen, gạo lứt - nếp cẩm,.... 

Nhóm 3: Kết hợp hạt có tính sánh. Ví dụ: nếp cẩm - mè đen, đậu cúc - mè đen, đậu gà - diêm mạch,....  

Nhóm 4: Kết hợp hạt có tính trong. Ví dụ: yến mạch - hạt sen, hạnh nhân - óc chó, đậu phộng - hạt bí, hạt phỉ - yến mạch,... 

Nhóm 5: Kết hợp hạt giàu vitamin và khoáng chất với hạt giàu chất béo để bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Ví dụ: óc chó - yến mạch, hạt bí - yến mạch,.... 

Nhóm 6: Kết hợp hạt với một số rau củ quả để dễ tiêu hóa, như hạt điều - cà rốt, macca - khoai lang, hạnh nhân - nghệ, óc chó - cà rốt, macca- sắn dây,.... 

 

Trên đây là một số kinh nghiệm làm sữa hạt mà Richer Milk đã tổng hợp lại. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có những ly sữa hạt thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm